Nhìn lại hiểu biết về Việt Nam của giới trí thức Trung Hoa thế kỷ XVI
Theo thông tin ban đầu, khoảng 9 giờ ngày 13.3, người dân phát hiện lửa cháy bên trong khu đất trống rộng hàng nghìn m2 trên đường 34 (P.Bình Trị Đông B, Q.Bình Tân, TP.HCM). Khu vực cháy có nhiều cây cỏ mọc cao, khô dẫn đến ngọn lửa cháy lan rộng áp sát các bãi xe ô tô xung quanh.Tại hiện trường, khói đen bốc cao dày đặc bao trùm cả một khu vực rộng lớn. Nhiều người dân phải ra khỏi nhà đứng bên ngoài đường để tránh ngạt. Xe ô tô trong các bãi xe cũng được cho di chuyển ra gần phía ngoài đường tránh đám cháy.Nhận tin báo, Tổ Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Q.Bình Tân thuộc Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ (Công an TP.HCM) điều nhiều phương tiện cùng cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường.Toàn bộ tuyến đường 34 qua khu vực cháy được phong tỏa, chốt chặn để phục vụ chữa cháy. Gần 1 giờ sau đám cháy mới được dập tắt.Nguyên nhân vụ cháy lan tại khu đất trống trên đường 34 (Q.Bình Tân) đang được công an làm rõ.Mẹ con du khách Trung Quốc bị chồng đẩy xuống vực sâu quay lại Thái Lan để tạ ơn
Sau mùa giải 2024 đầy tiếc nuối, đội Trường ĐH Cửu Long đặt nhiều quyết tâm trong lần trở lại vòng loại khu vực Tây Nam bộ giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III – 2025 cúp THACO (TNSV THACO Cup 2025). Những ngày này, các cầu thủ tích cực đá giao hữu với nhiều đội bóng khác để duy trì phong độ và hoàn thiện lối chơi. Còn nhớ, ở mùa giải 2024, Trường ĐH Cửu Long chung nhóm đấu với Trường ĐH Cần Thơ và Trường ĐH Nam Cần Thơ. Trận đầu tiên gặp đội quán quân khu vực là Trường ĐH Cần Thơ, đội đã chơi ngang tài ngang sức trong suốt thời gian thi đấu chính thức. Tuy nhiên, vào phút bù giờ cuối cùng, từ tình huống tấn công của cầu thủ Trường ĐH Cần Thơ, đội đá phản lưới nhà, đành mất trọn 3 điểm. Với cục diện buộc phải thắng trận 2 để nuôi hy vọng đi tiếp, Trường ĐH Cửu Long đã thi đấu đầy nỗ lực để thắng thuyết phục 2-0 trước Trường ĐH Nam Cần Thơ. Song, với việc mất quyền tự quyết, đội phải chờ kết quả cặp đấu giữa Trường ĐH Cần Thơ và Trường ĐH Nam Cần Thơ. Cuối cùng, Trường ĐH Cần Thơ đã dập tắt niềm hy vọng đi tiếp của đội khi giành chiến thắng sít sao 1-0 trước ĐH Nam Cần Thơ. Kết quả này khiến nhiều cầu thủ Trường ĐH Cửu Long rơi nước mắt vì tiếc nuối.Trở lại với TNSV THACO Cup 2025, những lá thăm "định mệnh" một lần nữa đưa Trường ĐH Cửu Long rơi vào nhóm B, gặp lại 2 đối thủ đầy duyên nợ là Trường ĐH Cần Thơ, ĐH Nam Cần Thơ và tân binh mới là Trường ĐH Đồng Tháp. Lần này, các cầu thủ Trường ĐH Cửu Long đang rất mong đợi ngày bóng lăn để chứng minh sự "lột xác" của mình và có kết quả tươi vui hơn năm ngoái. Theo HLV Trường ĐH Cửu Long Trần Tuấn Hải, việc bị loại đáng tiếc ở mùa giải năm 2024 đã cho đội rút ra bài học quý về sự chủ quan, lơ là, mất tập trung. Một năm qua, cả đội đã cố gắng khắc phục điều này và tập với nhau để có lối chơi nhịp nhàng, gắn kết hơn. Hiện, Ban huấn luyện cảm thấy rất hài lòng về trình độ chuyên môn của các cầu thủ. HLV Trần Tuấn Hải cho biết thêm, với phong độ tốt của các cầu thủ, đội đến với giải năm nay trên tinh thần quyết chiến, quyết thắng, quyết tâm biến ước mơ giành vé vàng tại khu vực Tây Nam bộ thành sự thật. Điều này hoàn toàn có cơ sở khi năm nay đội hình đã trưởng thành hơn, phối hợp ăn ý hơn và lối chơi cũng có gắn kết hơn. So với năm 2024, lực lượng năm nay có sự biến động lớn khi chỉ còn khoảng 30% nhân sự cũ. Tuy nhiên, sự thay đổi này không khiến Ban huấn luyện lo lắng, bởi những trụ cột cũ càng chơi càng hay. Còn 70% nhân sự mới, đa phần là những sinh viên năm 2, năm 3, rất tự tin và có chiều sâu trong tư duy, kỹ thuật chơi bóng.Đáng chú ý hơn khi ngoài dàn nội binh, Trường ĐH Cửu Long tiếp tục chiêu mộ 4 ngoại binh là du học sinh đến từ Lào và Campuchia. Trong đó, HLV Trần Tuấn Hải đặc biệt đánh giá cao thủ môn Rin Chanrinthy và tiền đạo Khouannaphad Lanoy. Đây là 2 cầu thủ từng thi đấu mùa giải 2024 nhưng chất lượng đã mới. Hai ngoại binh này có sự phát triển vượt bậc và có điểm rơi phong độ ổn định, giúp hàng thủ và hàng công của đội mạnh mẽ hơn.Bên cạnh đó, Trường ĐH Cửu Long cũng có sự thay đổi môi trường tập luyện. Đội đầu tư tập sân 11 người, thường xuyên đá giao hữu với nhiều đội tuyển huyện của tỉnh Vĩnh Long để làm quen với sự đa dạng trong lối chơi. Qua mỗi trận đấu, đội cho thấy sự tiến bộ thấy rõ.Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và sở hữu nhân sự tốt, lãnh đạo Trường ĐH Cửu Long đang rất kỳ vọng đội nhà sẽ làm nên chuyện tại TNSV THACO Cup 2025. Đặc biệt, để khuyến khích tinh thần cho đội, nhà trường có phần thưởng đặc biệt một khi đội chạm tay tới tấm vé vàng. "Chúng tôi rất quyết tâm. Thậm chí, Ban giám hiệu, Ban huấn luyện đã treo thưởng. Nếu năm nay đội được dự VCK ở TP.HCM thì sẽ được thưởng rất cao. Trước mắt, mức thưởng của HLV là 15 triệu đồng. Với cả đội thì chưa thể tiết lộ, nhưng chắc chắn là hậu hĩnh hơn gấp nhiều lần như thế", HLV Trần Tuấn Hải phấn khởi chia sẻ. Vòng loại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO có 66 đội sẽ chia vào 6 bảng thi đấu theo khu vực địa lý từ ngày 28.12.2024 đến 18.1.2025. Cụ thể gồm khu vực phía bắc (từ ngày 30.12.2024 - 10.1.2025 tại sân Trường ĐH Thủy Lợi); khu vực Duyên hải miền Trung (từ ngày 6.1 - 12.1.2025 tại sân Quân khu 5 - Đà Nẵng); khu vực Nam Trung bộ và Tây nguyên (10.1 - 18.1.2025 tại sân Trường ĐH Nha Trang); khu vực Đông Nam bộ (4.1 - 12.1.2025 tại SVĐ Bàu Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu); khu vực Tây Nam bộ (8.1 - 17.1.2025 tại SVĐ Cần Thơ) và khu vực TP.HCM (28.12.2024 - 15.1.2025 sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng) để chọn ra 11 đội cùng với đội chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng tranh vòng chung kết giải từ 1.3 - 16.3.2025.
Sau Tết Giáp Thìn, bí quyết nào giúp da sáng mịn?
Trạm bơm Mỹ Tài nằm trên địa bàn xã Mỹ Tài (H.Phù Mỹ, Bình Định) thuộc dự án tăng trưởng xanh, được đầu tư xây dựng từ tháng 6.2019 đến tháng 10.2020 thì đưa vào sử dụng.Công trình trạm bơm Mỹ Tài do Ban Quản lý dự án NN-PTNT tỉnh Bình Định làm chủ đầu tư, đơn vị thiết kế là Viện Đào tạo và khoa học ứng dụng miền Trung, Công ty TNHH xây dựng Thủy Dương là đơn vị thi công. Công trình có tổng vốn đầu tư hơn 37 tỉ đồng, bao gồm các hạng mục: đập dâng, bờ kè, trạm bơm điện công suất 900 m³/giờ lấy nước từ sông La Tinh.
Trong ngày lễ ra quân đầu năm Ất Tỵ vừa diễn ra hôm qua 3.2, Chủ tịch HĐQT THACO, ông Trần Bá Dương vừa phát đi thông điệp năm 2025 cho hơn 60.000 cán bộ, công nhân viên, khẳng định năm 2025 là năm bản lề của kế hoạch 5 năm để đến hết năm 2027, THACO trở thành Tập đoàn đa ngành mang tầm khu vực, hội nhập hoàn toàn vào kinh tế quốc tế với quản trị trên nền tảng số một cách toàn diện, phát triển bền vững ổn định.Theo đó, THACO AUTO đặt mục tiêu doanh số trên 100.000 xe, trong đó tập trung vào sản phẩm có giá trị cao để đạt doanh thu 80.847 tỉ đồng và xuất khẩu trên 4.000 xe đạt doanh thu hơn 35 triệu USD. Doanh thu dịch vụ phụ tùng đạt hơn 5.400 tỉ đồng. Đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động Trung tâm R&D (nghiên cứu và phát triển) ô tô mới với trang thiết bị hiện đại để cho ra đời sản phẩm ô tô thế hệ mới phù hợp với xu thế. Trong lĩnh vực nông nghiệp, Tập đoàn thành viên THACO AGRI đầu tư trồng mới hơn 10.000 hecta chuối, sản lượng chuối tươi xuất khẩu đạt hơn 270.000 tấn; tổng đàn bò hơn 250.000 con, trồng mới hơn 4.000 hecta các loại cây ăn trái (sầu riêng, xoài, bưởi…); tổng đàn heo đạt hơn 190.000 con. Doanh thu hợp nhất của THACO AGRI ước đạt hơn 8.340 tỉ đồng. Về lĩnh vực cơ khí và công nghiệp hỗ trợ, THACO INDUSTRIES là tập đoàn thành viên THACO gặt hái nhiều thành quả trong năm qua với việc xuất khẩu Sơ - mi - rơ - mooc qua thị trường Mỹ, dự kiến sẽ tiếp tục đạt doanh thu hơn 14.400 tỉ đồng, trong đó doanh thu xuất khẩu 225 triệu USD tập trung thị trường Bắc Mỹ, Úc và châu Âu. Đối với lĩnh vực đầu tư và xây dựng, Tập đoàn thành viên THADICO (Đại Quang Minh) sẽ khởi công 32 dự án và hoàn thiện 16 dự án theo yêu cầu sản xuất kinh doanh. Với sự thành công trong chuỗi đại siêu thị Emart và trung tâm thương mại Thiskyhall, Tập đoàn thành viên THISO tiếp tục triển khai thi công các dự án phức hợp trung tâm thương mại Thiso Tây Hồ Tây tại Hà Nội; Thiso Bình Dương, Thiso Biên Hòa – Đồng Nai và Thiso miền Tây, kế hoạch đưa vào hoạt động từ năm 2026. Bên cạnh đó, hoàn thành đưa vào vận hành chi nhánh Thiskyhall thứ 2 tại TTTM Thiso Trường Chinh - Phan Huy Ích (TP.HCM) và 3 mô hình F&B với thương hiệu riêng do THISO tự phát triển. Tổng doanh thu của THISO năm 2025 là 6.812 tỉ đồng; tổng chi phí đầu tư được giải ngân là 4.527 tỉ đồng; tuyển dụng thêm 883 nhân sự, nâng tổng số nhân sự lên 2.968 người. Lĩnh vực Giao nhận vận chuyển, THILOGI thực hiện chiến lược đầu tư phát triển trung tâm logistics quốc tế đa dụng, chuyên dụng về container tại Chu Lai - Quảng Nam bao gồm đường bộ kết nối các tuyến Bắc Campuchia, Nam Lào, Tây Nguyên, Quảng Nam và các khu vực lân cận đến cảng quốc tế Chu Lai. Hoàn thiện tuyến luồng hiện hữu để tiếp nhận tàu 3 vạn tấn trong năm 2025 và đầu tư tuyến luồng Cửa Lở để tiếp nhận tàu trên 5 vạn tấn vào năm 2028. Tổ chức vận hành tuyến hàng hải quốc tế từ Chu Lai đến các cảng Xiamen, Thượng Hải (Trung Quốc), kết nối đến các cảng Bắc Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, châu Âu, Mỹ và ngược lại. THILOGI tiếp tục đầu tư thiết bị xếp dỡ và phương tiện vận chuyển bao gồm: 3 cẩu RTG tại bãi cảng container và 200 xe đầu kéo, SMRM cho Công ty liên vận Đông Dương để phục vụ theo nhu cầu vận chuyển của THACO và khách hàng bên ngoài...
Không có chuyện mất tiền khi nghe cuộc gọi từ đầu số lạ
Năm 2024, lần đầu tiên xuất khẩu cà phê Việt Nam vượt hơn 5 tỉ USD, khẳng định vị thế là nhà cung cấp cà phê lớn thứ hai trên thế giới. Trong đó, Đắk Lắk - "Thủ phủ cà phê của Việt Nam" đóng góp khoảng 18% kim ngạch xuất khẩu, thương hiệu và Chỉ dẫn địa lý "Cà phê Buôn Ma Thuột" có mặt ở hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, ngành cà phê Việt Nam cũng đối mặt với nhiều thách thức như tỷ lệ chế biến sâu thấp, sản phẩm chưa đa dạng, áp lực cạnh tranh và tiêu chuẩn thị trường quốc tế ngày càng cao…Trong khuôn khổ Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9, UBND Tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam tổ chức Hội nghị Giao thương Quốc tế - Kết nối, nâng tầm cà phê Việt nhằm mở rộng cơ hội giao thương, xúc tiến đầu tư và tìm kiếm các giải pháp để thúc đẩy ngành cà phê Việt Nam phát triển bền vững. Chương trình diễn ra ngày 11.3, với gần 800 đại biểu, khách mời, trong đó có 200 khách mời quốc tế, gồm Tổ chức Cà phê thế giới (ICO) đối tác thương mại các nước: Anh, Đức, Nhật Bản, Mỹ, Australia, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc, Brazil..., cùng các tổ chức cà phê Việt Nam, các bộ, ngành Trung ương, địa phương và đông đảo doanh nghiệp cùng tham gia thảo luận.Tại hội nghị, nhiều nội dung chuyên sâu đã được đưa ra thảo luận như thị trường và xu hướng tiêu dùng cà phê; tiêu chuẩn vùng trồng, sản xuất bền vững, định hướng cho ngành cà phê Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu; vai trò của doanh nghiệp trong việc nâng tầm cà phê Việt, xây dựng thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột.Lần đầu tiên tham dự Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột, bà Vanusia Noguiera, TGĐ Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) chia sẻ tại Hội nghị: "Hiện nay, giá cà phê Robusta liên tục tăng cao cho thấy nhu cầu ngày càng lớn trên toàn cầu. Việt Nam đang là cường quốc sản xuất, xuất khẩu cà phê Robusta lớn thế giới cần nâng cấp toàn diện, không chỉ trong sản xuất mà còn chú trọng ứng dụng công nghệ trong sản xuất, chế biến và tuân thủ các tiêu chuẩn phát triển bền vững để đáp ứng nhu cầu thị trường…". Yếu tố chuyển đổi bền vững trong ngành cà phê được được bà Vanusia Noguiera nhấn mạnh với ví dụ về Úc, "nơi có vùng trồng cà phê được chuyển đổi sang mô hình phát triển du lịch, và đã phát triển những bất động sản du lịch từ cà phê, có giá trị gia tăng cao".Trước đó, phát biểu tại khai mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9, Ủy viên Trung ương Đảng - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chỉ đạo: "Để vượt qua những thách thức, ngành cà phê Việt Nam cần phải phát triển thông minh, tuần hoàn và bền vững, để tạo nên sự đột phá, nâng tầm thương hiệu và giá trị cà phê trên trường quốc tế".Tại Hội nghị Giao thương Quốc tế, Trung Nguyên Legend được tỉnh Đắk Lắk chọn trình bày tham luận chia sẻ về vai trò của doanh nghiệp trong việc nâng tầm vị thế cà phê Việt Nam và xây dựng thương hiệu Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới. Trong gần 30 năm phát triển, với tầm nhìn nâng cao giá trị cà phê không chỉ là một thức uống thông thường mà còn ở tầm mức cà phê văn hóa, cà phê nghệ thuật, cà phê tinh thần… đến cà phê triết đạo, dưới sự dẫn dắt của nhà sáng lập - Chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ, Trung Nguyên Legend đã nỗ lực xây dựng hệ sinh thái cà phê toàn diện trên ba cột trụ: Cà phê vật lý - Cà phê tinh thần - Cà phê xã hội. Thông qua các dòng "sản phẩm cà phê", "trải nghiệm cà phê" và "lối sống cà phê", Trung Nguyên Legend đã tiên phong "tạo ra làn sóng tiêu dùng cà phê Robusta Việt Nam trên toàn cầu" (theo Bloomberg), góp phần nâng cao giá trị hạt cà phê Robusta Buôn Ma Thuột, chinh phục thế giới, và xây dựng Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới.Trong khuôn khổ Lễ hội lần này, nhà máy cà phê Trung Nguyên Legend có quy mô lớn Đông Nam Á cũng được động thổ. Nhà máy có vai trò đặc biệt trong việc định hình ngành cà phê Việt Nam khi tham gia vào chuỗi chế biến hết, chế biến sâu và chế biến tinh, tạo ra nguyên liệu giá trị cao đóng góp cho nhiều ngành công nghiệp khác. Bà Vanusia Noguiera, Tổng Giám đốc ICO, nhận định "đây là một hình mẫu cho sự phát triển bền vững, mang lại lợi ích cho người nông dân, cộng đồng và người tiêu dùng trên toàn thế giới".Theo Tổ chức Cà phê thế giới, nhu cầu cà phê Robusta đang được ưa chuộng bởi chất lượng thơm ngon, tính bền vững và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu. Robusta sẽ là "tương lai của ngành cà phê". Trong đó, Buôn Ma Thuột, "quê hương hạt cà phê Robusta ngon thế giới" và là "trái tim của nền văn hóa cà phê Việt Nam", có vai trò trung tâm trong sự phát triển này.Từ những năm 2005, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức các hoạt động quảng bá văn hóa cà phê, mở đường cho sự hình thành và phát triển của 9 kỳ Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột trong 20 năm qua. Đồng thời, tỉnh Đắk Lắk liên tục tổ chức các chương trình hội thảo, hội nghị phát triển cà phê bền vững với sự tham dự của các nhà khoa học, nhà văn hoá, chính khách lớn đến từ nhiều quốc gia để xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành thủ phủ cà phê thế giới. Năm 2012, tại diễn đàn Kinh tế thế giới (World Economic Forum), Nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend đã trình bày "7 sáng kiến chung cho ngành cà phê toàn cầu" nhằm hiện thực hóa xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành thủ phủ kinh tế, văn hóa cà phê có vị thế trên toàn cầu, góp phần đem về 20 tỉ USD/năm cho ngành cà phê Việt Nam.Năm 2022, thực hiện Kết luận số 67-KL/TW của Bộ Chính Trị, thành phố Buôn Ma Thuột đã triển khai đề án xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành Thành phố Cà phê của thế giới. Được sự tham gia của đông đảo các chuyên gia đầu ngành trong nhiều lĩnh vực, sự đồng hành của các doanh nghiệp cà phê, nhà đầu tư…, chỉ sau 2 năm, thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk nói riêng, ngành cà phê Việt Nam nói chung đã có những bước phát triển mạnh mẽ.Các công trình, điểm đến đặc biệt của Buôn Ma Thuột như Thành phố cà phê, Bảo tàng thế giới cà phê, Làng cà phê, cùng tour du lịch cà phê, các sản phẩm được sáng tạo nhằm nâng tầm cà phê trở thành văn hóa, nghệ thuật... thu hút đông đảo du khách, người yêu cà phê trong nước và quốc tế đến trải nghiệm, góp phần đưa Buôn Ma Thuột trở thành "Điểm đến của cà phê thế giới".Trong đó, khu đô thị Thành phố Cà phê đang dần hoàn thiện theo đúng tầm nhìn là đô thị lõi của Tây Nguyên và là "khu đô thị kiến tạo lối sống mới lành mạnh và tích cực từ cà phê cho cộng đồng" như hãng Warner Bros. Discovery nhận định. Bảo tàng thế giới cà phê, công trình biểu tượng của ngành cà phê Việt Nam là "bảo tàng độc vô nhị" (Discovery), "nơi du khách có thể đắm chìm hoàn toàn trong văn hóa cà phê" (National Geographic).Đặc biệt, ngay trong lễ khai mạc Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9, "Tri thức trồng và chế biến cà phê Đắk Lắk" đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chính thức trao chứng nhận là Di sản Văn hóa phi Vật thể Quốc gia, làm nền tảng cơ sở cho tiến trình đưa "Cà phê sữa đá", "cà phê phin" của Việt Nam và vùng trồng cà phê Buôn Ma Thuột trở thành di sản văn hóa được UNESCO công nhận.Sáng nghiệp tại Buôn Ma Thuột, gần 30 năm qua, với sự dẫn dắt của Nhà sáng lập – Chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ, sự phát triển của Tập đoàn Trung Nguyên Legend luôn gắn liền với những chính sách, định hướng phát triển của tỉnh Đắk Lắk nói riêng, và sự vận động chung của ngành cà phê thế giới nhằm đem về 20 tỉ USD/năm cho ngành cà phê Việt Nam.Trung Nguyên Legend đã tiên phong triển khai những dự án, sản phẩm nâng cao giá trị cà phê Robusta Buôn Ma Thuột và vị thế của thủ phủ cà phê. Đến nay, hơn 300 sản phẩm cà phê được sáng tạo từ cà phê Robusta Buôn Ma Thuột và hệ thống hơn 1.000 hàng quán cà phê đã được Trung Nguyên Legend xuất khẩu đến hơn 100 quốc gia vùng lãnh thổ, đáp ứng xu hướng tiêu dùng hiện đại, và tăng trưởng mạnh tại các nền kinh tế hàng đầu như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Dubai, Pháp và các quốc gia khu vực Đông Nam Á, châu Á, châu Âu,…Đặc biệt, sản phẩm cà phê của Trung Nguyên Legend trở thành "đại sứ cà phê ngoại giao" kết nối văn hóa Việt Nam với quốc tế, được lựa chọn phục vụ, hiện diện tại các Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu như APEC, ASEM, ASEAN, WEF, AFF,…Hãng truyền thông Bloomberg qua phim "Trung Nguyên Legend’s Vision for Vietnamese Coffee - The Robusta Awakening" đã nhận định Trung Nguyên Legend là thương hiệu tiên phong "thức tỉnh hạt cà phê Robusta Việt Nam", góp phần "khôi phục sự cân bằng giữa các quốc gia sản xuất và các quốc gia tiêu thụ cà phê". Theo Bloomberg,"khi Việt Nam và tương lai của cà phê ngày càng gắn kết, tách cà phê tiếp theo của bạn sẽ không bao giờ rời xa những hạt cà phê Robusta của Buôn Ma Thuột". Đồng thời, với khát vọng nâng cao vị thế cường quốc cà phê Việt Nam trên bản đồ thế giới, thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột, Việt Nam không chỉ trồng, sản xuất cà phê chất lượng cao mà còn phải là nơi phát huy những giá trị văn hóa, xã hội, hội tụ nghệ thuật chế biến, thưởng lãm cà phê toàn cầu, và là nơi khởi xướng cho tư tưởng, triết lý, văn hóa cà phê đặc sắc.Trong phim "The Tao of Coffee" do Warner Bros. Discovery phát sóng năm 2023, cùng việc đề cao tinh thần quyết tâm và những chính sách đúng đắn của chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương tỉnh Đắk Lắk, Trung Nguyên Legend được đánh giá là thương hiệu đi đầu trong "công cuộc thay đổi cái nhìn về cà phê Việt Nam trên trường quốc tế".Trong đó, Discovery lần đầu giới thiệu Thiền cà phê - một sản phẩm cà phê văn hóa, cà phê nghệ thuật do Trung Nguyên Legend sáng tạo đóng góp cho văn hóa cà phê thế giới. Theo Discovery,"mọi cách tiếp cận của Trung Nguyên Legend trong việc nâng cao giá trị cà phê Việt Nam không chỉ là một thức uống thông thường mà ở tầm mức cà phê văn hóa, cà phê nghệ thuật, cà phê tinh thần đến lối sống cà phê".Trong bài viết "The Tao of Coffee: From Beans to Beauty", theo CNN, Thiền cà phê được "lấy cảm hứng, năng lượng và trí tuệ từ chính cà phê và di sản rộng lớn của nó", nhằm thúc đẩy sự tỉnh thức và giàu có toàn diện.Đặc biệt, bộ phim "The Awakenings of Coffee" phát sóng trên kênh Discovery toàn cầu từ tháng 12.2024 đến nay, đã truyền tải được ý nghĩa sâu sắc của triết lý cà phê đến từ Việt Nam, mang đến một lối sống mới, thanh lành và truyền cảm hứng cho cộng đồng. Qua đó, Discovery cho thấy rõ cách Trung Nguyên Legend sáng tạo"biến hạt cà phê khiêm nhường… thành một đế chế toàn cầu", và khẳng định mạnh mẽ "Cà phê không chỉ là một thức uống mà còn là lối sống, một nguồn cảm hứng và năng lượng". Sự ủng hộ của các cơ quan nhà nước, tinh thần quyết tâm của chính quyền địa phương và chung tay đồng hành của cộng đồng các chuyên gia, người trồng, sản xuất cà phê, cũng như sự nỗ lực của những doanh nghiệp như Trung Nguyên Legend… đã và đang đưa Việt Nam chuyển mình từ một cường quốc xuất khẩu cà phê Robusta hàng đầu thế giới về sản lượng, chất lượng, từng bước vươn lên vị trí trung tâm, lấy Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới, khởi xướng cho tư tưởng, triết lý, văn hóa cà phê đặc sắc của Việt Nam. góp phần hiện thực hóa tầm nhìn 20 tỉ USD/ năm cho ngành cà phê Việt Nam, để một ngày "nói tới cà phê thế giới sẽ nghĩ tới Việt Nam".